Lịch sử Đế_quốc_Inca

Khởi nguyên

Đế quốc Inca là chương cuối trong lịch sử ngàn năm của các nền văn minh Andes. Các học giả coi văn minh Andes là một trong năm nền văn minh "thuần túy" của nhân loại, nghĩa là nó độc đáo và bắt nguồn từ chính văn hóa bản địa chứ không bị ảnh hưởng hoặc lấy từ các nền văn minh khác.[11]

Đế quốc Inca là hậu duệ của hai đế quốc lớn tại Andes: nhà nước Tiwanaku (khoảng 300–1100 SCN) quanh Hồ Titicacanhà nước Wari hoặc Huari (khoảng 600-1100 SCN) quanh trung tâm thành phố Ayacucho. Wari chiếm cứ Cuzco trong khoảng 400 năm. Do đó, nhiều đặc điểm của Đế quốc Inca bắt nguồn từ các nền văn hóa Andes đa sắc tộc trước đó.[12]

Carl Troll lập luận rằng sự phát triển của nhà nước Inca ở miền trung Andes là do các điều kiện thuận lợi để sản xuất loại thực phẩm thiết yếu chuño. Chuño, có thể được lưu trữ trong thời gian dài, được làm bằng khoai tây sấy khô ở nhiệt độ đóng băng vào ban đêm ở vùng cao nguyên phía nam Peru. Mối liên kết giữa nhà nước Inca và chuño bị nghi ngờ, do rằng khoai tây và các loại cây trồng khác như ngô cũng có thể được sấy khô vào ban ngày.[16] Troll cũng lập luận rằng lạc đà không bướu có thể được tìm thấy với số lượng lớn ở khu vực này.[13] Mối liên hệ giữa sự phân bố của lạc đà Alpaca và lạc đà không bướu với nhà nước Inca là một vấn đề cần được nghiên cứu.[14] Điểm thứ ba, Troll chỉ ra công nghệ tưới tiêu là lợi thế to lớn cho việc xây dựng nhà nước Inca.[14] Tuy Troll đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng của môi trường lên Đế quốc Inca, ông lại phản đối chủ nghĩa môi trường quyết định (học thuyết này cho rằng môi trường định hình quỹ đạo mà các nền văn minh phát triển sẽ đi theo), cho rằng văn hóa nằm ở cốt lõi của nền văn minh Inca.[14]

Nguồn gốc

Manco Cápac và Mama Ocllo, những người con của Inti

Trong thần thoại Inca có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về cội nguồn của người Inca. Truyền thuyết được biết đến nhiều nhất là từ nhà biên niên sử Garcilaso Inca de la Vega. Theo truyền thuyết này người Inca đầu tiên Manco Cápac, con trai của Mặt Trời, và em gái là Oqllo được thần mặt trời Inti sai phái xuống Trái Đất để cải thiện thế giới. Họ đến Trái Đất trên hòn đảo Mặt trời trên hồ Titicaca. Thần Mặt Trời cho 2 anh em một cây gậy vàng và 2 người phải dựng nhà ở nơi có thể đánh một lần mà cắm được cây gậy này xuống đất. Sau khi lưu lạc nhiều nơi họ tìm được chốn để thành lập thành phố Cuzco vào khoảng năm 1200, là cái rốn của thế giới theo quan niệm của người Inca.

Manco Cápac, vị Inca đầu tiên, 1 trong 14 họa phẩm chân dung của các vị vua Inca, được vẽ vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Tranh sơn dầu. Bảo tàng Brooklyn

Người Inca nói tiếng Quechua và con cháu của dân tộc Tiahuanaco nói tiếng Aymara đều xem hồ Titicaca, một diện tích 8.000 km² màu xanh đậm và màu bạc, với nhiều đảo như Đảo Mặt trăng và Đảo Mặt trời, là linh thiêng. Hai nền văn hóa có cùng chung nguồn gốc: từ titi trong tiếng Aymara có nghĩa là "mèo núi", caca trong tiếng Quechua là "tảng đá".

Đế quốc Inca bành trướng (1438–1533)

Theo truyền thuyết, vương quốc Inca có 13 vị vua, 8 vị vua đầu là những hình tượng nửa lịch sử, nửa huyền thoại, 5 vị vua cuối cùng đã được lịch sử minh chứng.

Các vị vua Inca:

  1. Manco Capac: 1200 - 1230
  2. Sinchi Roca: 1230 - 1260
  3. Lloque Yupanqui: 1260 - 1290
  4. Mayta Capac: 1290 - 1320
  5. Capac Yupanqui: 1320 - 1350
  6. Inca Roca: 1350 - 1380
  7. Yáhuar Huácac: 1380 - 1410
  8. Viracocha: 1410 - 1438
  9. Pachacuti: 1438 - 1471
  10. Tupac Inca Yupanqui: 1471 - 1493
  11. Huayna Capac: 1493 - 1527
  12. Ninan Cuyochi: 1527
  13. Huáscar: 1527 - 1532
  14. Atahualpa: 1532 - 1533
  15. Tupac Huallpa: 1533
  16. Manco Inca Yupanqui: 1533 - 1544
  17. Paullu Inca: 1536 - 1549
  18. Sayri Tupac: 1544 - 1560
  19. Titu Cusi: 1560 - 1571
  20. Tupac Amaru: 1571 - 1572

Tái tổ chức và hình thành

Trong thời gian cai trị từ 1438 đến 1471 Pachacútec mở rộng lãnh thổ Inca tại vùng trung tâm của Andes từ hồ Titicaca đến Huní.Pachacuti tái lập vương quốc Cusco thành Tahuantinsuyu, bao gồm một chính quyền trung ương với người Inca đứng đầu và bốn chính quyền tỉnh với các nhà lãnh đạo quyết đoán ở bốn phần của đất nước: Chinchasuyu (Tây Bắc), Antisuyu (Đông Bắc), Kuntisuyu (Tây Nam) và Qullasuyu (Đông Nam).[15] Lá cờ của vương quốc là lá cờ cầu vồng và Cuzco đã phát triển thành trung tâm tế lễ, kinh tế và văn hóa. Pachacútec cho lập ruộng bậc thang trong vùng để trồng ngô nhằm bảo đảm cung cấp lương thực cho người dân. Nhiều kênh đào chạy xuyên qua toàn thành phố dẫn đến sông Río SapphiRío Tullumayo cung cấp nước sạch cho dân cư và giữ thành phố sạch sẽ. Pachacuti được cho là đã xây dựng Machu Picchu, làm cung điện hoặc nơi nghỉ mát mùa hè, và cũng có thể là một trạm nông nghiệp.[16]

Pachacuti gửi gián điệp sang các vương quốc lân bang, rồi dâng lên vua của họ những món quà xa xỉ và hứa rằng nếu họ chịu trở thành thần dân của đế quốc Inca, họ sẽ trở nên giàu có như vậy.

Hầu hết các vương quốc đều quy phục trong hòa bình. Những vương quốc khước từ thì bị đánh chiếm chinh phạt. Con của những vị vua này được triệu về Cusco để học chính trị Inca rồi được đưa về nước để trị vì.

Mở rộng và củng cố

Pachacútec Yupanqui

Theo truyền thống, con trai vua Inca sẽ lãnh đạo quân đội. Con trai của Pachacuti là Túpac Inca Yupanqui bắc phạt vào năm 1463 tới những năm 1471 khi vua cha băng hà. Chiến dịch quan trọng nhất của Túpac Inca là cuộc xâm lược vương quốc Chimor, kình địch duy nhất của người Inca tại bờ biển Peru. Đế chế của Túpac Inca sau đó đánh lên phía bắc vào Ecuador và Colombia ngày nay.

Con trai của Túpac Inca là Huayna Cápac sáp nhập một phần đất nhỏ ở phía bắc Ecuador ngày nay. Ở thời kì đỉnh cao, Đế quốc Inca bao gồm Peru, miền tây và nam miền trung Bolivia, phía tây nam Ecuador và đại bộ phận Chile ngày nay, phía bắc sông Maule. Các sử liệu truyền thống khẳng định cuộc Nam tiến bị hoãn lại sau trận sông Maule nơi họ gặp phải sự kháng cự ngoan cường từ tộc Mapuche.[17] Quan điểm này bị thách thức bởi nhà sử học Osvaldo Silva, người lập luận rằng khuôn khổ chính trị xã hội của người Mapuche mới là lí do gây ra khó khăn trong việc trị vì.[17] Silva đồng ý rằng trận Maule là một bế tắc, nhưng cho rằng người Inca thiếu động lực để chinh phục không như những xã hội phức tạp hơn như vương quốc Chimor chẳng hạn.[17] Silva không đồng tình với thời gian được đưa ra bởi lịch sử truyền thống cho trận chiến: cuối thế kỷ XV dưới triều đại vua Topa Inca Yupanqui (1471–93).[17] Thay vào đó, ông đặt nó vào năm 1532 trong cuộc nội chiến Inca.[17] Tuy nhiên, Silva đồng ý với tuyên bố rằng phần lớn các cuộc chinh phạt của người Inca được thực hiện vào cuối thế kỷ XV.[17] Vào thời Nội chiến Inca, một đội quân Inca, theo Diego de Rosales, đã đàn áp một cuộc nổi dậy của người Diaguita vùng Valles transversales.[17]

Cuộc chinh phạt lưu vực Amazon gần sông Chinchipe đã bị người Shuar chặn lại vào năm 1527.[18] Đế quốc mở rộng vào Argentina và Colombia. Hầu hết phần phía nam của đế quốc Inca, có tên là Qullasuyu, nằm trên Cao nguyên Andes.

Đế quốc Inca là sự hợp nhất của nhiều ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc. Các thành phần của đế quốc không phải tất cả đều trung thành cũng như không hoàn toàn bị đồng hóa. Toàn bộ đế quốc Inca có một nền kinh tế dựa trên trao đổi và đánh thuế hàng hóa xa xỉ và lao động. Trích dẫn sau đây mô tả một phương pháp đánh thuế:

For as is well known to all, not a single village of the highlands or the plains failed to pay the tribute levied on it by those who were in charge of these matters. There were even provinces where, when the natives alleged that they were unable to pay their tribute, the Inca ordered that each inhabitant should be obliged to turn in every four months a large quill full of live lice, which was the Inca's way of teaching and accustoming them to pay tribute.[19]

Nội chiến Inca và suy vong

Hình ảnh đầu tiên của người Inca ở châu Âu, Pedro Cieza de León, Crónica del Perú, 1553

Các conquistador do Francisco Pizarro dẫn đầu và các anh em của ông tiến xuống nam Panama và thâm nhập lãnh thổ Inca vào năm 1526.[20] Sau một cuộc thám hiểm khác vào năm 1529, Pizarro về Tây Ban Nha hỏi xin chinh phục vùng đất và được hoàng tộc chấp thuận. Cụ thể là như sau:"Vào tháng 7 năm 1529, Nữ hoàng Tây Ban Nha đã ký sắc chỉ cho phép Pizarro chinh phục nước Inca. Pizarro sẽ trở thành thống đốc và thống soái của các cuộc chinh phạt tại Peru, hoặc cái tên mà người Tây Ban Nha giờ gọi vùng đất này, Tân Castile."[21]

Khi các conquistador quay trở lại vào năm 1532, hai con trai của vị hoàng đế Huayna Capac, là Huáscar và Atahualpa, đang tranh giành ngôi báu gây bất ổn xã tắc và suy yếu đế quốc. Hơn vậy, bệnh đậu mùa, cúm, sốt phát ban và sởi giờ đã lan từ Trung Mỹ tới nơi đây gây ra cái chết cho hàng triệu người dân của đế quốc.

Pizarro chỉ có 168 người, một khẩu súng thần công và 27 con ngựa. Các conquistador mang theo thương, súng hỏa mai, áo giáp thép và trường kiếm. Người Inca sử dụng vũ khí làm từ gỗ, đá, đồngđồng đỏ, áo giáp của họ thì làm từ sợi Alpaca. Đây đều là những bất lợi lớn về công nghệ - không vũ khí nào của họ có thể xuyên thủng áo giáp thép của Tây Ban Nha. Ngoài ra, do châu Mỹ không có ngựa, người Inca không biết cách đối phó với kỵ binh. Tuy nhiên, người Inca vẫn là những chiến binh giỏi khi đánh bại được cả người Mapuche, tộc người mà trong nhiều năm tới sẽ gây khó dễ cho tham vọng chinh phục của Tây Ban Nha.

Trận chiến đầu tiên giữa người Inca và người Tây Ban Nha xảy ra trên đảo Puná, gần thành phố Guayaquil, Ecuador ngày nay, trên bờ biển Thái Bình Dương; Pizarro sau đó thành lập thành phố Piura vào tháng 7 năm 1532. Hernando de Soto được gửi vào nội địa để trinh thám và trở về với lời mời gặp vị Inca, Atahualpa, người đã chiến thắng em trai mình và đang nghỉ ngơi tại Cajamarca với 80.000 quân đồn trú ở đó, hiện tại chỉ được trang bị các công cụ săn bắn (dao và dây thòng lòng để săn lạc đà không bướu).

Pizarro và một số, đáng chú ý nhất là Vincente de Valverde, đã gặp mặt vị Inca, người chỉ mang theo một đoàn tùy tùng nhỏ. Người Inca mời họ uống chicha trong một chiếc cốc vàng nghi lễ, nhưng người Tây Ban Nha khước từ. Người phiên dịch Tây Ban Nha, Đan sĩ Vincente, đã đọc "Requerimiento" yêu cầu vị Inca và toàn bộ đế quốc chấp nhận sự cai trị của vua Charles I của Tây Ban Nha và cải đạo Cơ đốc. Atahualpa từ chối và yêu cầu họ rời đi. Chớp thời cơ quân Inca bị xao nhãng, người Tây Ban Nha phục kích và bắt vị Inca làm con tin và bắt họ phải hợp tác.

Atahualpa cho người Tây Ban Nha đủ vàng để lấp đầy căn phòng mà ông đang bị cầm tù và số bạc gấp đôi số vàng đó. Người Inca giao nộp khoản tiền chuộc này, nhưng Pizarro đã lừa dối họ, từ chối thả vị Inca ra. Trong thời gian Atahualpa bị giam cầm, Huáscar bị ám sát ở nơi khác. Người Tây Ban Nha cho rằng vụ ám sát này là do Atahualpa; họ đã lấy cớ này để kết án Atahualpa và xử tử ông, vào tháng 8 năm 1533.[22]

Mặc dù "thất bại" thường ám chỉ sự mất mát không mong muốn trong trận chiến, nhưng phần lớn giới tinh hoa Inca "thực sự hoan nghênh quân xâm lược Tây Ban Nha với tư cách là những người giải phóng và sẵn sàng chia sẻ quyền cai trị nông dân và thợ mỏ vùng Andes."[23]

Những người Inca cuối cùng

Atahualpa, vị Sapa Inca cuối cùng, bị hành quyết bởi quân Tây Ban Nga ngày 29 Tháng 8, 1533Quang cảnh cổ trấn Machu PicchuThành cổ Sacsayhuamán tại Cusco

Người Tây Ban Nha cho em trai của Atahualpa là Manco Inca Yupanqui lên nắm quyền lực trong lúc họ đi bình định phương Bắc. Được một thời gian, Manco chạy trốn, tổ chức kháng chiến. Manco sử dụng lục đục nội bộ của TBN để tạo lợi thế cho mình, chiếm lại thành Cusco năm 1536, nhưng bị Tây Ban Nha tái chiếm sau đó. Manco Inca bèn rút lui vào vùng núi Vilcabamba và thành lập Nhà nước Tân Inca, nơi ông và những người kế vị cai trị thêm 36 năm nữa, đôi khi quấy nhiễu hoặc kích động nổi dậy chống Tây Ban Nha. Năm 1572, thành trì cuối cùng của người Inca thất thủ và vị Inca cuối cùng, Túpac Amaru, con trai của Manco, bị bắt và xử tử.[24] Sự kiện này chấm dứt sự kháng cự cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha dưới quyền lực chính trị của nhà nước Inca.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Inca http://www.allempires.com/article/index.php?q=inca http://www.davideandrea.com/personal/ideas/inca_st... http://www.destination360.com/peru/machu-picchu.ph... //books.google.com/books?id=YyNo4Nsh_qQC //books.google.com/books?id=_gsFrnn9RzQC //books.google.com/books?id=j-FusDo4ssoC //books.google.com/books?id=xrjz_PgrAdsC&pg=PA60 http://www.kellscraft.com/IncaLand/incalandsconten... http://www.kb.dk/elib/mss/poma/ http://jwsr.pitt.edu/ojs/index.php/jwsr/article/vi...